Trung Quốc lạm dụng
tư thế ở thượng nguồn các con sông châu Á
Đăng ngày: 16/05/2020 - 14:06Sửa đổi ngày: 16/05/2020 - 14:06
Tuần báo Anh The Economist ngày 16/05/2020 đã có
bài viết phê phán việc Trung Quốc lạm dụng tư thế quốc gia nằm ở
thượng nguồn hai con sông lớn tại châu Á để bắt chẹt các láng giềng.
Trong bài
bình luận “Nếu không
bớt xây đập trên thượng nguồn, thì ít ra Trung Quốc nên chia sẻ thông tin”,
The Economist đã nêu lên trường hợp sông Brahmaputra chảy qua Ấn Độ, và
sông Mêkông chảy xuống 5 nước Đông Nam Á (Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam
Bốt và Việt Nam) để chỉ trích việc Bắc Kinh cố tình giữ kín
các thông tin về hoạt động của các con đập giữ nước mà họ xây trên
thượng nguồn, khiến cho nông dân và ngư dân ở các nước hạ nguồn không thể
có được kế hoạch tốt để canh tác hay đánh bắt.Ghi nhận trước tiên của The Economist là các dòng sông xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng là nguồn lý tưởng cho biết bao kế hoạch thủy điện. Do việc Tây Tạng trở nên một vùng lãnh thổ của Trung Quốc, các kỹ sư nước này đã khai thác triệt để nguồn này, không chỉ xây dựng những con đập khổng lồ trên các sông Hoàng Hà, Dương Tử, chảy qua Trung Quốc, mà trên cả các con sông lớn khác như sông Brahmaputra và Mêkông đi qua nhiều nước khác trên đường ra biển.
Bắc Kinh có quyền, nhưng không nên lạm dụng
Theo The Economist, đúng là Trung Quốc có quyền làm như thế. Các quốc gia có được quyền kiểm soát các thượng nguồn các con sông lớn thường sử dụng nguồn nước này cho thủy điện hay thủy lợi. Những nước láng giềng ở hạ nguồn phải chịu thiệt.
Tuy nhiên, nếu quốc gia thượng nguồn khai thác quá mức hay ngăn chặn dòng nước, các vùng bên dưới phải chịu nạn mùa màng khô cằn, ngư nghiệp phá sản, đất trồng trọt nhiễm mặn. Trong những trường hợp tốt nhất, thì các quốc gia liên can có thể tìm cách ký thỏa thuận về việc sử dụng dòng sông, trường hợp tệ nhất là các bên tranh chấp với nhau, gây nên căng thẳng. Đó là tình hình hiện nay giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, như trong trường hợp sông Mêkông.
Trung Quốc đã xây 11 con đập trên dòng chính và đang dự kiến xây thêm 8 đập khác, còn các nước ở hạ nguồn đã xây hai đập và đang muốn xây thêm 7 đập khác.
Năm ngoái vào lúc hạn hán, sông Mêkông chảy chậm đến nỗi Cam Bốt phải cho một trung tâm thủy điện lớn ngưng hoạt động. Ngay cả khi mưa bình thường, dòng chảy con sông yếu đi đến mức nước mặn tràn vào vùng châu thổ sông Mêkông, tác hại đến cả Việt Nam lẫn Cam Bốt, phá hoại nguồn cá nuôi sống hàng triệu dân nghèo xứ Chùa Tháp.
Trung Quốc luôn phản đối mọi thỏa thuận, cam kết chính thức về việc giảm xây đập hay bảo đảm cho các láng giềng một lượng nước tối thiểu. Trung Quốc cũng không gia nhập Ủy Hội Sông Mê Kông, một cơ cấu giúp các nước giải quyết tranh chấp.
Vấn đề không chỉ là Trung Quốc cảm thấy khó chịu trước những gì được xem là can thiêp của bên ngoài vào “công việc nội bộ”, mà còn là việc lãnh đạo Trung Quốc bị những đề án kỹ thuật lớn mê hoặc, không quan tâm đến tình cảnh của người dân bị di dời hoặc bị thiệt hại, kể cả khi đó là công dân của họ.
Xây đập ngăn nước, nhưng thiếu chia sẻ thông tin cho láng giềng
Trung Quốc rất thích và giỏi về xây các con đập lớn, họ đã giúp Pakistan xây đập trên sông Indus, đang cố cổ vũ Miến Điện xây một đập lớn trên sông Irrawaddy mà phụ lưu chỉ chảy qua Trung Quốc trên vài cây số.
Thế nhưng cho dù Trung Quốc không thể tự kềm chế trong việc xây đập, thì ít ra họ cũng nên cố gắng thêm để trấn an các láng giềng, chia sẻ thông tin thường xuyên về lưu lượng sẽ là một khởi đầu tốt.
Năm 2017, trong lúc tranh chấp với Ấn Độ, Trung Quốc đã không cung cấp thông tin về lưu lượng sông Brahmaputra, được sử dụng để cảnh báo cho nông dân ở hạ nguồn về lũ lụt. Và hai bên đã phải tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh, để có lại những thông tin.
Đối với The Economist, viêc chia sẻ thông tin sẽ được các quốc gia hạ nguồn tán thưởng vì biết được lúc nào thì các đập thủy điện Trung Quốc muốn giữ hay xả nước để nông dân và ngư dân của họ có thời gian chuẩn bị. Trung Quốc cũng không bị thiệt gì, nếu giúp giảm nhẹ hạn hán khi có thể. Và như thế họ sẽ được biết bao lời biết ơn.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment