Đảng ta vì đảng ,quên thân ngu hèn



Như có Bác Hò trong nhà thuơng Chợ Lớn.

Bạo Loạn Ở VN Giành Quyền Tự Do Và Chống CS Tàn Bạo

>

Monday, December 5, 2016

QUỐC TANG CHO MỘT TƯỚNG CƯỚP


TỪ CHUYỆN FIDEL CASTRO TỚI TƯƠNG LAI CUBA VÀ VIỆT NAM
. Nguyễn Hữu Nghĩa

QUỐC TANG CHO MỘT TƯỚNG CƯỚP
Nhà nước CSVN dán cho Fidel Castro cái nhãn “nhà cách mạng”, rồi căn cứ vào đó ra lệnh cho toàn dân Việt để tang, gọi là “quốc tang một ngày”.
Có hai điều buồn cười. Một là không ai đi làm “quốc tang” cho một người… ngoại quốc.
Hai, Fiden không hề là nhà cách mạng! Muốn làm cách mạng, anh phải có lý thuyết cách mạng khi đập phá cái cũ, xây cái mới. Muốn làm anh hùng Lương sơn bạc, hay Robinhood, khi cướp xong của nhà giàu, anh phải nhín tiêu một chút để chia cho nhà nghèo, ít nhất cũng năm, ba phần trăm những gì anh cướp được! Đàng này cách anh giữ tịt hết và anh này phong cho anh kia làm “anh hùng cách mạng”!

Tháng 2 năm 1959, lúc cướp chính quyền, cướp tài sản giới quí tộc Cuba, xử tử sĩ quan của chế độ Batista, Fidel chỉ là một tên phiến loạn đắc thế, tự phong làm thủ tướng.
Tháng 4 năm 1959, Fidel bay qua Mỹ xin yết kiến TT Eisenhower (Cộng Hòa) nhưng bị từ chối. Ngài tổng thống lấy cớ bận đi đánh gôn! Ấm ức trở về, Fidel cũng chưa theo cộng sản.
Tháng 10 năm 1959, Fidel chỉ mới ấp úng tỏ tình với chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 3 năm 1960, khi ký giấy nhận viện trợ của Liên Sô, Cuba vẫn chưa theo Cộng.
Tháng 12 năm 1060, khi thiết lập bang giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức cộng sản Bắc Việt, Fidel Castro cũng vẫn chưa theo Cộng, dù trong thời gian đó, Hoa Kỳ đã bắt đầu cấm vận thương mại Cuba, nhưng chưa cấm vận toàn phần.
Tháng 4 năm 1961, khi người Cuba tự do được Mỹ giúp đổ bộ vịnh Con Heo để cứu nước, và TT Kennedy (Dân Chủ) nuốt lời hứa, chẳng những không ném bom hỗ trợ vào phút cuối cùng mà còn buông tay, chấm dứt viện trợ quân sự khiến cánh quân Nam tiến từ Miami bị Fidel Castro đánh cho tan tác.

Tháng 5 năm 1961, Cuba mới tuyên bố theo mô thức chủ nghĩa Marxit-Leninist để trị quốc. Từ tháng 2.1959 tới tháng 5.1961 là 19 tháng trường từ khi cướp chính quyền, Fidel Castro mới nhận lời “kết hôn” với cộng sản. Nhận lời, nhưng cũng vẫn chưa trao thân.
Tới 1963 Fidel mới cho sát nhập lực lượng của anh ta vào đảng Cộng sản Cuba với điều kiện nắm chức tổng bí thư của đảng này.
Mải tới 1976, 14 năm sau đó, Cuba mới hoàn thoàn theo mô thức cộng sản khi áp dụng Hiến pháp mới, Fidel một mình kiêm luôn bốn chức: tổng bí thư đảng Cộng sản Cuba, chủ tịch nước, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (thủ tướng), tổng tư lệnh tối cao quân đội.

Lúc đó, Fidel Castro đã lột xác hoàn toàn nhưng không trở thành “nhà cách mạng”, mà trở thành nhà độc tài! Nhà nước VC để tang cho Fidel Castro là để tang cho một lãnh tụ phiến loạn và một nhà độc tài, không phải để tang cho một “nhà cách mạng” vì anh ta không hề bao giờ làm cách mạng mà chỉ là một tên cướp: cướp chính quyền và cướp đoạt tài sản của dân chúng, y như CSVN.

FIDEL CASTRO VÀ “BÁC HỒ VĨ ĐẠI”
Cuộc đời Fidel Castro có giống và có khác với cuộc đời của “bác Hồ vĩ đại.” “Bác” làm đơn xin theo học trường thuộc địa để ra làm công chức cho thực dân. Bị Pháp bác đơn, bác mới ngậm ngùi ra đi, theo cộng sản làm cách mạng. Fidel Castro thì cướp chính quyền trước, sang Mỹ xin cầu phong nhưng bị từ chối, không được làm một nước chư hầu, Fidel mới “cách mạng” bản thân, rẽ sang con đường xã hội chủ nghĩa.    

Bù lại, Fidel Castro có nhiều điểm giống “bác”.
Điểm thứ nhất, cùng là kẻ cướp. Trước thì cướp chính quyền, cầm quyền rồi thì cướp của dân. “Bác” cướp cả ruộng đất, tài sản của dân, và con cháu “bác” tiếp tục “cải tạo mặt bằng”, cướp đất nhà thờ, nhà chùa, đất tư. Fidel cũng cướp chính quyền, cướp của nhà giàu rồi bòn rút nhà nghèo; nhưng Fidel không bán rừng cho ngoại bang khai thác bô-xít, không bán đất bờ biển cho ngoại bang làm nhà máy thép, không ký “công hàm” nhường hải đảo cho ngoại bang khống chế biển và không xuất cảng lao nô. Trần Đại Quang cho làm “quốc tang” Fidel Castro có thể do tính cách bốn không “vĩ đại” này chăng?

Điểm giống thứ hai, là cả hai cùng muốn dựa vào Mỹ. Fidel cướp chính quyền xong thì sang Mỹ ngay để “đăng ký”. Hồ Chí Minh thì “đăng ký” với Mỹ trước khi cướp chính quyền. Tháng 3 năm 1945, Hồ xin yết kiến Trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Tàu), cam kết theo Mỹ và Đồng Minh, tình nguyện cung cấp tin tình báo cho OSS (US Office of Strategic Services – tiền thân của CIA). Khi cướp xong chính quyền ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ gửi thư cho Tổng thống Truman (Dân Chủ) để xin bang giao nhưng Mỹ im lặng, không phủ nhận cũng không công nhận. Sau đó Hồ nói miệng với tướng Patti, chỉ huy OSS ở Bắc Việt rằng Việt Nam sẽ phải dựa vào Liên Sô vì không còn lựa chọn nào khác. Tháng 9 năm 1946, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam lần thứ nhất, bao gồm toàn bộ nhân viên OSS, cố vấn và huấn luyện viên quân sự đã cung cấp cho Hồ trong 18 tháng trước đó.

Điểm giống thứ ba giữa Castro và Hồ, là một mình kiêm nhiệm nhiều chức. Hồ làm chủ tịch đảng, chủ tịch nước, thủ tướng nhưng tổng tư lệnh quân đội thì giao cho bộ trưởng Quốc phòng (tới 1977, khi Tổng Bí thư Lê Duẩn đổi thành Bí thư Quân ủy trung ương và kiêm nhiệm hai chức).

Điểm giống thứ tư, về xã hội, cả hai cùng đàn áp, bắt cóc, thủ tiêu đối lập và những thành phần tình nghi đối lập. Hồ Chí Minh giết hàng ngàn đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Cách. Điểm giống nhau giữa hai nước là tương đối ít trại tù vì không có nhu cầu giam giữ; những người chống đối hầu hết đều bị ám sát và thủ tiêu, trại tù chỉ dùng nhốt tội phạm hình sự cùng một số ít tù nhân lương tâm được quốc tế biết tới, nhà nước tạm giữ đó để vòi vĩnh viện trợ này nọ trước phi phóng thích hay trục xuất sang Pháp và Mỹ. Fidel Castro giết khoảng 15 ngàn tới 17 ngàn tù chính trị. Hồ Chí Minh giết khoảng 30 ngàn và những người kế nhiệm giết khoảng 100 ngàn tù nhân “cải tạo.”

Điểm giống thứ năm, cũng về xã hội là làn sóng tị nạn. Năm 1954 tại Việt Nam đã có 900 ngàn người di cư từ Bắc vào Nam để tránh cộng sản. Tháng 4 năm 1975, có khoảng 125 ngàn người Việt di tản sang Mỹ. Từ 1976 tới 1995 có khoảng 800 ngàn người Việt vượt biển bằng đường thủy và đường bộ, tới nơi an toàn; khoảng 500 ngàn người khác chết và mất tích trên đường tị nạn. Tại Cuba năm 1980, khoảng 7000 người tràn vào sứ quán Peru xin tịn nạn chính trị, sau đó phần lớn được định cư tại Costa Rica. Tháng 4 năm 1980, Fidel cho phép dân chúng tự do ra đi, và 125 ngàn người Cuba đã sang Mỹ từ hải cảng Mariel trước khi nhà độc tài hủy bỏ lệnh cũ. Đây là sự kiện trùng hợp kỳ lạ, cũng tháng 4, cách nhau 5 năm, mỗi nước có 125 ngàn người sang Mỹ!

Điểm giống thứ sáu, là cả Cuba lẫn Việt Nam đều có “Quốc hội”, cũng đảng cử dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm, và cùng ngồi đó gật gù tán dương đường lối và chính sách của đảng.

HƯỚNG NHÌN TƯƠNG LAI CHO HAI NƯỚC CUBA-VIỆT NAM

Sau khi nhà độc tài Fidel Castro chết, liệu dân Cuba sẽ có tự do hay không?

Nhìn cảnh người Cuba lưu vong ở Miami vui mừng đổ ra đường phất cờ, khui rượu nhảy múa, người ta nghĩ là “có”, sẽ có, nhưng bao giờ có, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội và ngoại tại.
Người Cuba trong nước có phần trông vào thiện chí của ông Castro em, Raúl. Ông em lên ngôi đã 8 năm, cầm ghế nhưng không cầm quyền, mọi quyết định quan trọng đều phải xin lệnh ông anh. Tháng 3 năm vừa qua, tổng tống Mỹ Barack Obama nới lỏng cấm vận, bay sang Havana, định ôm Chủ tịch Raúl Castro trên sân khấu thì bị ông này gạt vội ra, chụp tay giơ cao lên. Vài giây phù du đó cho thấy cái bóng của Fidel vẫn đang cai trị Cuba qua hình hài của ông em. Nay cho dù Fidel ra tro, quá khứ “cách mạng” vẫn cột chặt Raúl trên lối cũ, nếu có thay đổi thì sự thay đổi ấy sẽ không có gì lớn lao, đáng kể.

Mặt khác, Cuba cũng như Việt Nam, là quốc gia nhược tiểu, nằm bên một cường quốc, giống như con cá nhỏ bơi cạnh cá voi, cùng chịu ảnh hưởng dây chuyền mỗi khi có sự thay đổi ở nước lớn.
Donald Trump đắc cử tổng thống, sự kiện ấy ảnh hưởng tới sinh hoạt toàn cầu, Cuba là nước lân cận, nhỏ nhất so với hai lân bang khác của Mỹ là Mễ và Canada. Hiện con cá voi khổng lồ Hoa Kỳ đang quẩy sóng, chuyển hướng và mặt biển lừng lửng dâng cao như sóng thần.
Điều kinh hoàng là không ai dám nói chắc là những đợt thần triều ấy sẽ đổ bộ vào đâu! Không một ai trên thế giới và ngay trong đảng Cộng Hòa nắm vững việc Trump sắp làm gì và sẽ làm gì. Có vẻ như chính bản thân ông ta cũng vậy, qua những điều nói đi nói lại, nói tới nói lui cho hợp tình thế và nhu cầu của người nghe!

Tuy nhiên, dù nhiều hay ít, về quốc phòng, Mỹ sẽ trở lại chủ trương biệt lập (isolationism) và về kinh tế, Mỹ sẽ lui về thế tự bảo hộ (protectionism), và hai vấn đề này sẽ ảnh hưởng gián tiếp vào đời sống của dân Cuba và Việt Nam.
Cùng là quốc gia nhược tiểu, Cuba đã thế, Việt Nam xa Mỹ cả nửa vòng trái đất cũng chịu ảnh hưởng và có phần nặng hơn, vì trên Biển Đông ngoài con cá voi xanh ở bên kia Thái Bình Dương thoạt tới thoạt lui, thoạt ẩn thoạt hiện, còn có con cá mập Trung Cộng khổng lồ bơi ngay bên cạnh. Trước thì cá voi, cá mập ghìm nhau giành lấy hải đạo Biển Đông, nay cá voi bỏ về vùng biển của nó, cá mập tha hồ vùng vẫy.

Về quốc phòng, Mỹ sẽ thôi xoay trục. Một lần nữa đảng Cộng Hòa lại bỏ Đông Nam Á cho Tàu như năm 1972. Một liên minh quân sự mới sẽ ra đời, gồm Nhật, Nam Hàn, Úc và Ấn là những cột trụ chính. Liên minh này yếu ớt, rời rạc, rất khó kiềm chế được hai quốc gia nguyên tử là Trung Cộng và Bắc Hàn.

Về chính sách bảo hộ kinh tế, Trump tuyên bố bỏ hết các thương ước đang trong vòng bàn thảo (Hợp doanh Xuyên Thái bình dương: TPP - Trans-Pacific Partnership và TTIP – Trans-Atlantic Trade and Investment Partnership), lẫn các thương ước đã ký với Canada, Mễ-tây-cơ (NAFTA), nói là để lấy lại công ăn việc làm cho dân Mỹ.

Riêng TPP, Trump tuyên bố sẽ bỏ ngay sau khi tuyên thệ nhiệm chức ngày 20 tháng 1 sắp tới.

Thực ra cho dù Mỹ muốn tiếp tục vận động thành lập TPP cũng không dễ, vì tổ chức này nhằm bao vây kinh tế Trung Cộng, sử dụng khối nhân lực khổng lồ trong hợp doanh mới để thay thế công nhân Tàu trong việc sản xuất. Trung Cộng cất mặt lên được trong chục năm nay là nhờ khối nhân lực khổng lồ và rẻ mạt của họ. TPP dùng nhân lực Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã lai, Thái Lan, Nam Dương cũng rẻ không kém. Đó là lỗ thủng kinh tế làm cho Trung Cộng xuất huyết nên họ phải phá TPP bằng bất cứ giá nào, bóp cho chết hợp doanh này từ trong trứng nước, nếu không, hàng do các nước trong TPP sản xuất sẽ thay thế hàng Tàu, và nước Tàu sẽ trở lại thời kỳ lạc hậu như khi Mao Trạch-đông vừa chiếm được Hoa lục.

Nay thì Bắc Kinh không cần làm gì nữa, đã có nước khác làm giùm. Mỹ bỏ TPP, Tập Cận Bình coi như trúng số độc đắc cá cặp, bất chiến tự nhiên thành!

Trung Cộng sướng mà đảng và nhà nước CSVN cũng vô cùng khoan khoái. Ký vào TPP là đảng VC tự trói tay, phải cho công nhân thành lập nghiệp đoàn, dân Việt sẽ khá lên rất mau nhờ kiếm được miếng ăn, chính sách bóp bao tử dân để cai trị sẽ không còn hiệu nghiệm, và đó là ngày tàn của chế độ. Quốc Hội CSVN đã dìm TPP xuống đáy Biển Đông trước khi Trump đắc cử!

Nhìn lại toàn cảnh vấn đề, nếu như đảng Dân Chủ tiếp tục nắm Hành pháp ở Mỹ thêm 4 năm hay 8 năm nữa, hoàn cảnh Việt Nam sẽ không có gì thay đổi. Khuynh hướng của đảng này là cải thiện dân sinh quốc nội và tiếp tục giữ cho bộ mặt toàn cầu được tương đối ổn định. Trung Cộng bành trướng khắp nơi, chuẩn bị bóp nghẹt hải đạo Biển Đông, Mỹ đã làm được gì ngoài việc đưa vài tàu chiến, vài máy bay do thám lượn qua lượn lại biểu diễn, rồi tìm cách chuyển gánh nặng qua Nhật Bản!

Đảng Cộng Hòa trở lại cầm quyền, sẽ có một vài sự thay đổi tại Đông Nam Á.

Khuynh hướng bi quan tin rằng Đảng này đã bỏ Việt Nam năm 1972, nay với chủ trương co cụm của Donald Trump, sự thay đổi có nghĩa là bỏ của chạy lấy người lần thứ hai, huống chi, hiện nay Mỹ có “của” nào ở đó đâu mà sợ mất! Tình hình Việt Nam sẽ xấu hơn, vì cơ hội phát triển kinh tế sẽ chìm sâu, hàng Tàu, công nhân Tàu, hãng xưởng Tàu sẽ tràn ngập, trường học dạy tiếng Tàu, chữ Tàu, đài truyền thanh truyền hình Tàu phát sóng mạnh hơn, chương trình hấp dẫn hơn dần dà lấn áp và thay thế trường Việt, đài Việt. Hướng nhìn tương lai rất gần của Việt Nam là đổi tên nước và treo cờ Tàu.
Mặt khác, khuynh hướng lạc quan cho rằng với tính khí nông nổi và sự thiếu kinh nghiệm, ông Trump sẽ có những quyết định bất ngờ, khiến chiến tranh với Trung Cộng dễ bùng nổ và nhờ đó, Việt Nam sẽ có cơ hội “thoát Trung”.

Tóm lại, tại Cuba, Fidel Castro chết, tương lai của quốc gia nhược tiểu này sẽ không có thay đổi gì lớn lao, dù ông em Raúl sẽ rộng tay mà múa, nhưng tiếc cho Cuba là Mỹ đổi người, chủ trương nới lỏng cấm vận vừa mới được đảng Dân Chủ mở ra sẽ bị đảng Cộng Hòa thắt lại. Cuba vẫn nghèo, nhưng ổn định, nghĩa là tiếp tục nghèo. Con cá voi xanh to thì to thật nhưng ăn riêu, không ăn cá, dù là cá bé!

Tại Việt Nam, lịch sử lại sắp sang trang, nhưng lật tới hay lật lui, không ai dám nói chắc!

Nguyễn Hữu Nghĩa



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van?= 

No comments:

Post a Comment

xxx

xx

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024